Đầu tiên là File: File -> New = mở một tập tin mới. File -> Open = Mở file với tất cả các định dạng, jpg, psd, fif... (chỉ dùng cho trình này thôi) File -> Save for web = Lưu hình với định dang dùng cho web ... Image -> Mode = chuyển đổi hệ màu Image -> Adjustments = tinh chỉnh màu sắc Image -> Rotate Canvas = Dùng để xay hình... ... Layer -> = các thay đổi về lớp... ... Select -> = liên qua đến vùng chọn ... Filter -> hiệu ứng
2. Công cụ:
1. Nhóm công cụ Marquee tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình e-kip, vùng chọn rộng một hang, vùng chọn rộng một cột . 2. Công cụ Move dịch chuyển vùng chọn, lớp, và đường gióng 3.Công cụ Magic Wand chọn những vùng được tô màu tương tự nhau. 4. Công cụ Crop xén bớt hình ảnh . 5. Công cụ Slice tạo mảnh . 6. Công cụ Slice Selection chọn mảnh . 7. Công cụ Healing Brush dung họa tiết hoặc ảnh mẫu chấm sửa lỗi trên hình ảnh. 8. Công cụ Patch chấm sửa vùng ảnh được chọn bằng một mẫu hình ảnh hoặc hoạ tiết . 9. Công cụ Brush tạo nét vẽ bằng cọ vẽ (hiệu ứng vẽ bằng cọ) . 10. Công cụ Pencil tạo nét vẽ có đường viền sắc nét . 11. Công cụ Clone Stamp tô vẽ bằng bản sao của hình ảnh . 12. Công cụ Pattern Stamp lấy một phần hình ảnh làm mầu tô 13. Công cụ History Brush tô vẽ bằng bản sao trạng thái hoặc ảnh chụp nhanh được chọn vào cửa sổ hình ảnh hịên hành . 14. Công cụ Art History Brush tô vẽ bằng những nét phác cách điệu, mô phỏng nhiều kiểu tô vẽ khác nhau, thông qua trạng thái hay ảnh chụp nhanh được chọn . 15. Công cụ Eraser xoá pixel và phục hồi các phần ảnh về lại trạng thái đã lưu trước đó 16. Công cụ Background Eraser kéo xoá vùng ảnh thành trong suốt .
17. Công cụ Magic Eraser xoá các vùng màu thuần thành trong suốt chỉ bằng một lần nhấp . 18. Nhóm công cụ Gradient tạo hiệu ứng hoà trộn dạng đường thẳng (Linear), toả tròn (Radial), xiên (Angle), phản chiếu (Reflected), hình thoi (Diamond) giữa hai hay nhiều màu . 19. Công cụ Paint Bucket tô đầy những vùng có màu tương tự nhau bằng màu mặt . 20. Công cụ Custom Shape tạo hình dạng tuỳ biến được chọn từ danh sách hình dạng tuỳ biến 21. Nhóm công cụ Annotations tạo chú thích nói và viết kèm theo hình ảnh . 22. Công cụ Eyedroper lấy mẫu màu trong hình ảnh . 23. Công cụ Measure đo khoảng cách, vị trí, và góc độ . 24. Công cụ Hand di chuyển hình ảnh trong cửa sổ . 25. Công cụ Zoom phóng lớn và thu nhỏ ảnh xem.
3. Giao diện của Photoshop cơ bản như sau:
1.Các thanh ngang :
-Thanh memu ngang nằm trên cùng giống như các phần mềm khác là danh mục các lệnh .
-Thanh Option (thanh tuy chọn) nằm phía dưới thanh menu trình bầy các tuỳ chọn & thuộc tính của các công cụ .
-Thanh Status (thanh trạng thái) nằm dưới cùng của màn hình Photoshop biểu diễn trạng thái của file ảnh & chức năng của công cụ hiện hành.
2.Hộp công cụ (tool box):
Là nơi chứa các công cụ của photoshop .
Các công cụ được chia thành 3 nhóm :
-Nhóm công cụ tạo vùng chọn và di chuyển .
-Nhóm công cụ tô vẽ.
-Nhóm công cụ tạo Path, cfhỉnh sửa Path & công cụ gõ text.
Ngoài các công cụ kể trên tool box còn chứa các phím chuyển đổi qua lại giữa các chế độ làm việc & 2 ô mầu Foreground, Background.
3.Các nhóm bảng (palettes):
Đây là nhóm dùng để quản lý hình ảnh & các tính chất khác của file ảnh .
Gồm các bảng sau :
-Nhóm 1 :
+Bảng Navigato quản lýviệc xem ảnh .
+Bảng info thông tin về mầu sắc & toạ độ của điểm mà con trỏ đặt tới.
+Bảng Histogam biểu dồ đo điểm ảnh.
-Nhóm 2:
+Bảng Color quản lý về mầu sắc.
+Bảng Swatches quản lý mầu cho sẵn.
+Bảng Styles quản lý hiệu ứng cho sẵn.
-Nhóm 3 :
+ History quản lý thao tác đã làm đối với file ảnh.
+Acions quản lý các thao tác tự động.
-Nhóm 4 :
+Layer quản lý về lớp.
+Channel quản lýcác kênh mầu.
+Path quản lý về path
4. Giới thiệu sơ lược về bộ lọc trong Photoshop
"Tài sản riêng" của photoshop gồm 97 bộ lọc (nói là tài sản riêng vì nó là số bộ lọc do Adobe thiết kế và tích hợp vào chương trình, ngoài ra còn có vô số bộ lọc bên thứ ba, do nhiều nguồn khác cung cấp để sử dụng trong photoshop). Số bộ lọc riêng của Adobe Photoshop được xếp vào 13 hạng mục liệt kê trên menu Filter, và sẽ được trình bày chi tiết từng bộ lọc một.
-- Nhóm bộ lọc còn lại ( Other ) -- Custom High Pass Minimum Maximum Offset
Các nguyên tắc sử dụng bộ lọc
Photoshop dùng bộ lọc để thay đổi dữ liệu hình ảnh theo nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, thay vì dùng công cụ Blur trên phần lớn hình ảnh, bạn có thể dùng một trong các bộ lọc Blur và thay đổi mọi điểm ảnh trong vùng chọn của bạn chỉ một lần. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chiếu sáng trong hình ảnh bằng cách sử dụng bộ lọc Lighting Effects, hoặc bổ sung một chút màu ngẫu nhiên cho hình ảnh với bộ lọc add noise ... Và thế là bạn đã nắm được khái niệm rồi đấy.
Tuy cũng có bộ lọc này hữu dụng hơn bộ lọc khác.Thật sự bạn rất cần làm việc với bộ lọc để khám phá đầy đủ tiềm năng của chúng. Bộ lọc là một lĩnh vực nơi bạn không thể "tuân thủ theo nguyên tắc" được. Mặc dù mỗi bộ lọc đều được thiết kể để đạt hiệu ứng tốt nhất, nhưng thật ra cách dùng sáng tạo nhất của bạn chỉ nảy sinh khi bạn sử dụng "sai" bộ lọc.
* Mách nước: bạn nên dùng thời gian để thử nghiệm với các bộ lọc. Sau đó, đưa ra nhận xét về cách thực tạo một hiệu ứng nào đó, và nhập vào trường Caption của lệnh File -> File Info. Những nhận xét này đi kèm hình ảnh sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều đã làm).
Không ai có thể áp đặt luật lệ sử dụng bộ lọc cho bạn. "Cảnh sát bộ lọc" sẽ không đình chỉ công việc làm của bạn nếu như bạn có vi phạm một nguyên tắc sử dụng bộ lọc nào đó. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp đạt hiệu quả cao hơn - hoặc thấp hơn - để tiếp cận việc sử dụng các bộ lọc. Dưới đây là một số đề nghị:
-- Biết rõ về bộ lọc --
Bạn hãy thử nghiệm với các bộ lọc đủ để có cảm nhận tốt về những điều chúng có thể làm.Bạn thấy rằng bạn có một số bộ lọc "ưa thích nhất".
-- Mỗi tuần lại nắm vững một bộ lọc mới –
(Điều này sẽ làm cho bạn mất gần hai năm). Thử nghiệm với bộ lọc mới, trước hết dùng các xác lập mặc định. Kế đó, thử nghiệm những xác lập thấp nhất và cao nhất cho công cụ điều khiển. Xem xét các xác lập ở khoảng giữa sẽ tạo hiệu ứng nào. Nếu có nhiều công cụ điều khiển, hãy kéo một cái lên cao và một cái xuống thấp. Đảo lại các xác lập này. Xem mức độ thay đổi các kết quả.Thay vì dùng lệnh Undo, bạn nên làm việc với một ảnh tương đối nhỏ và giữ bản sao của bản gốc. Nên ghi lại mọi xác lập bạn thực sự thích thú.
-- Áp dụng bộ lọc cho lớp --
Trước khi áp dụng một bộ lọc, cần đặt vùng chọn lên một lớp và áp dụng bộ lọc cho lớp đó. Điều này cho phép bạn hoà trộn (blend) bộ lọc đó vào hình ảnh nếu không muốn bộ lọc đạt cường độ tối đa, hoặc thay đổi chế độ Blending. Nó còn cho phép bạn thay đổi quyết định ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thiết kế.
-- Thử nghiệm với lệnh Fade --
Lệnh Filter -> Fade là lệnh rất mới trong Photoshop. Nó cho phép bạn chỉ giữ một tỷ lệ phần trăm hiệu ứng lọc được áp dụng va thay đổi chế độ Blending. Đây là một đặc tính mới rất tuyệt. Nó làm giúp bạn mọi công việc vốn được thực hiện bởi quá trình lọc lớp, ngoại trừ bạn cảm thấy hài lòng sau khi làm xong việc.Bạn không thể thay đổi ý tưởng qua lệnh Undo.
-- Lọc trong một kênh đơn lẻ để có được hiệu ứng đặc biệt --
Một số bộ lọc có thể được áp dụng cho một kênh đơn lẻ trong một lần. Bạn có thể nhận được vài hiệu ứng rất thú vị bằng cách áp dụng bộ lọc chỉ cho một kênh Green chẳng hạn.
-- Lọc kênh Alpha và dùng kênh này làm mặt nạ vùng chọn –
Bạn có thể nhận được kết quả gây ấn tượng, bằng cách áp dụng bộ lọc cho dữ liệu trong kênh Alpha (ví dụ, phiên bản grayscale của hình ảnh ). Sau đó dùng kênh này làm vùng chọn và áp dụng bộ lọc khác cho toàn bộ hình ảnh qua vùng chọn đó. Bộ lọc Crystallize đặc biệt có hiểu quả đối với kỹ thuật này.
-- Dùng sai bộ lọc --
Xem thử điều gì xảy ra khi bạn phá vỡ các nguyên tắc. Đôi lúc bạn lại có thể nhận được các hiệu ứng đặc biệt tuyệt vời khi áp dụng bộ lọc qua những xác lập mà trong các trường hợp khác có thể là không thích hợp.
-- Hãy suy nghi về "đa ứng dụng" --
Kỹ thuật khác tạo hiệu ứng đặc biệt là áp dụng lại cùng bộ lọc cho một vùng chọn ít nhất vài lần. Điều này đặc biệt thích hợp với nhóm bộ lọc o*ne-Step. Tuy nhiên kỹ thuật này cung có thể có tác dụng với nhiều bộ lọc. Bạn cung có thể thử lọc lại vùng chọn với cùng bộ lọc,các xác lập khác nhau,hoặc một bộ lọc hoàn toàn khác.
-- Làm cho hiệu ứng lọc trở thành hiệu ứng đặc trưng của chính bạn --
Đây chỉ là quan niệm về tính đạo đức trong công việc theo kiểu Thanh giáo mà thôi ! Bạn có cảm thấy rằng việc sử dụng bộ lọc một hiệu ứng, chẳng hạn bộ lọc Colored Pencil là một việc làm lừa đảo. Nếu chỉ lọc một hình ảnh và nói "Tốt rồi, bây giờ đó là nghệ thuật", điều đó không chỉ không chính xác mà còn dường như là không đúng .. Mà nếu quả đó là nghệ thuật, thì cũng không phải là nghệ thuật của bạn. Bạn có thể tạo một hiệu ứng lọc mang nét đặc trưng riêng bằng cách thay đổi chế độ Blending, bổ sung những hoạ tiết riêng của bạn và kết hợp các hiệu ứng. Tất nhiên phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn thực hiện thì sau đó bạn mới có thể phát huy được óc sáng tạo của chính mình. Bạn sẽ phát triển tính nghệ thuật nếu tìm được cách phối hợp bộ lọc thành phong cách cho riêng mình.
-- Tuân theo một giới hạn --
Một số bộ lọc rất đặc biệt và dễ nhận biết. Đặc biệt với bộ lọc thuộc tập hợp Adobe Gallery Efffects của thuở ban đầu, bạn chỉ cần đảm bảo chúng không xung đột với nhau một cách rõ rệt trong hình ảnh đã lọc. Ảnh lọc quá mức sẽ tựa như một bộ lấy mẫu. Các bộ lấy mẫu là một thứ giáo cụ tuyệt vời, nhưng chúng hiếm khi là nghệ thuật. Hãy để bộ lọc hỗ trợ mục đích nghệ thuật của hình ảnh.
5. Sử dụng bộ lọc Photoshop
Như đã nói, không tính đến những bộ lọc "bên thứ ba", bản thân photoshop có đến 98 bộ lọc riêng, xếp thành 13 hạng mục: Artistic, Blur, Brush, Strokes, Distort, Noise, Pixelate, Render, Sharpen, Sketch, Stylize, Texture, Video và Others gồm những bộ lọc không có cùng đặc điểm - truy cập từ menu Filter. Phần này sẽ lần lượt giới thiệu từng bộ lọc theo từng nhóm, có kèm theo thông tin hướng dẫn sử dụng.
Kiểu bộ lọc:
Có ba kiểu bộ lọc chính
-- Bộ lọc một bước ( o*ne Step Filter ) --
Áp dụng bộ lọc không có sự điều khiển của người dùng. Ví dụ bộ lọc Blur, làm nhoè các điểm ảnh trong hình ảnh để màu trong mỗi điểm ảnh trở nên hơi gần hơn với màu của các điểm ảnh gần nó nhất. Bạn không thể định rõ mức độ nhoè bạn muốn có cho điểm ảnh đó. Bạn chọn tên bộ lọc từ menu, bộ lọc thực hiện công việc của nó, và thế là xong. Bạn có thể áp dụng bộ lọc đó nhiều lần nhưng kết quả lọc lần đầu so với lần sau đều như nhau và bạn không thể thay đổi. Có thể tìm thấy bộ lọc loại này trong menu Filter do chúng không có các dấu ( ... ) theo sau tên.
-- Bộ lọc tham số ( Parameter Filter ) --
Cho bạn các lựa chọn. Bạn cần cài đặt các con trượt hoặc công cụ điều khiển để định rõ công việc mà bộ lọc sẽ thực hiện. Hầu hết bộ lọc cài sẵn trong photoshop là thuộc kiểu này.
-- Bộ lọc ứng dụng mini ( Mini-application Filter ) -- Là bộ lọc cho phép người sử dụng lưu và gọi lại các xác lập, tạo ra môi trường riêng bên trong photoshop. Nhiều bộ lọc của bên thứ ba (tức bộ lọc không do Adobe chế tạo mà phải đặt mua riêng) là bộ lọc ứng dụng mini, còn bộ lọc gốc photoshop thì không thuộc loại này.
Loại bộ lọc:
Các bộ lọc có thể được phân chia thành nhiều loại chung. Hai loại cơ bản nhất là Production và Special Effects. Bộ lọc hướng dẫn sản xuất dùng để chỉnh màu hoặc hiệu chỉnh tiêu điểm giúp chuẩn bị hình ảnh để in. Bộ lọc hiệu ứng đặc biệt thay đổi hình ảnh theo cách thức không hiện thực. Loại này còn được chia nhỏ thành những loại sau :
-- Pre-Press -- Bộ lọc giúp chuẩn bị hình ảnh để in ra -- Special Effects --Mục đích là thay đổi hình ảnh theo chiều hướng nghệ thuật hơn là hiện thực -- Color Change -- Bộ lọc thay đổi các giá trị màu trong hình ảnh -- Deformation -- Bộ lọc thay đổi hình học của các hình ảnh bằng cách uốn, vặn, thu nhỏ ... -- Displacement -- Sử dụng hình ảnh khác hoặc một thuật toán cài sẵn làm ánh xạ để điều khiển sự biến dạng của ảnh gốc. Làm cho hình ảnh đó có dáng vẻ tựa như được chiếu qua kiểu bề mặt khác, chẳng hạn nước hoặc thuỷ tinh. -- Destructive -- Bộ lọc thay thế hình ảnh với hiệu ứng riêng: hình ảnh gốc không tác động đến kết quả lọc -- Distressed -- Hình ảnh gốc thay dổi hiệu ứng bộ lọ, nhưng hình ảnh được lọc không dễ nhận biết được -- Focus -- Bộ lọc thay đổi tiêu điểm của hình ảnh,làm cho ảnh sắc nét hoặc nhoè hơn. -- Stylizing -- Bộ lọc tạo hiệu ứng hơi trừu tượng và tạo phiên bản cách điệu hoá của ảnh gốc. -- Texture -- Bộ lọc tạo hoa văn bề mặt ( gọi là mẫu kết cấu ) -- 3D -- Bộ lọc tạo chiều thứ ba trong hình ảnh Một số bọ lọc có thể thuộc nhiều loại."Special Effects" và Pre-Press là chủ đích hơn là kết quả. Chúng được dùng kết hợp với các loại khác trên biểu đồ.
Chế độ màu được chấp nhận:
Bộ lọc có thể làm việc trên chế độ RGB,Grayscale, CMYK, hoặc chế độ màu Lab - hoặc chỉ trên một vài chế độ trong số đó. Vị trí này trên biểu đồ cho bạn biết bộ lọc đang bàn có thể hoạt động trên chế độ màu nào. Hình ảnh trong chế độ Bitmap hoặc Indexed Color không thể lọc được.
Kiểu xem trước:
Sẽ luôn luôn hữu ích khi có khả năng xem xét hiệu ứng lọc trước khi quyết định áp dụng bộ lọc đó vào hình ảnh. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn dùng bộ lọc tham số, bởi lẽ nó giúp bạn lựa chọn các xác lập thích hợp và rút ngắn thời gian thi hành. Nhiều bộ lọc của Photoshop có khung xem trước - tức vùng trong hộp thoại của bộ lọc đang sử dụng cho phép bạn xem những gì xảy ra khi áp dụng bộ lọc đó. Các bộ lọc o*ne-Step không có khung xem trước. Dưới đây là một số kiểu xem trước của bộ lọc:
-- Không có ( none ) -- Bộ lọc không có khung xem trước -- Một phần ( Small Filter Preview ) -- Có một vùng nhỏ trong hộp thoại hiển thị một phần nhỏ của hình ảnh khi được áp dụng bộ lọc. -- Toàn phần ( Full Filter Preview ) -- Ngoài khung xem trước nhỏ,bạn có thể xem các kết quả ảnh trên ảnh gốc. Cả khung xem trước nhỏ và ảnh gốc đều được cập nhật khi bạn thay đổi các xác lập tham số. -- Khung dây ( Wireframe Preview ) -- Sơ đồ biểu thị đường dẫn biến dạng sẽ được dùng để lọc hình ảnh bạn không xem được màu hoặc dữ liệu hình ảnh.
Phụ thuộc dữ liệu:
Trên biễu đồ cột này có dạng "Có/không". Có nếu bộ lọc đó thuộc loại phụ thuộc dữ liệu và chỉ có thể hoạt động trong một hình ảnh khác với hình ảnh trang (Blank Image). Việc lọc một hình ảnh trống (có màu thuần) với bộ lọc phụ thuộc dữ liệu sẽ không gây thay đổi trên hình ảnh đó. Một bộ lọc độc lập với dữ liệu ("không") sẽ tạo ra một kết quả ngay cả nếu hình ảnh hoàn toàn trắng. Một số bộ lọc độc lập với dữ liệu chỉ làm việc nếu hình ảnh không phải màu trắng: bộ lọc Clouds là mộ lọc duy nhất tạo kết quả trên lớp hoàn toàn trong suốt. Những bộ lọc khác ít nhất phải có các điểm ảnh để làm việc trên đó (và bạn sẽ phạm lỗi nếu cố tình áp dụng loại bộ lọc này trên lớp trong suốt).
Phụ thuộc màu
Đây cũng là cột có dạng "Có/không" khác "không" có nghĩa là màu Blackground và màu Foreground đã chọn từ ToolBox là màu nào cũng được,không thành vấn đề. "Có" có nghĩa là bộ lọc sử dụng hoặc màu Foreground hoặc Background hoặc cả hai như một phần của hiệu.